Đối với những dòng máy đã quá cũ, việc nâng cấp Android sẽ trở nên khó khăn hơn vì không còn được nhà sản xuất hỗ trợ cập nhật bản Android mới nữa. Đừng lo lắng, Điện Thoại Giá Kho sẽ hướng dẫn bạn cách nâng cấp Android cho máy cũ và mới đơn giản 2024 trong bài viết dưới đây, cùng tham khảo ngay nhé!
Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách nâng cấp Android cho máy cũ và mới đơn giản 2024
Vì sao cần phải nâng cấp Android?
Nhiều người thường mắc phải sai lầm khi không thường xuyên nâng cấp phiên bản Android cho điện thoại của mình. Đôi khi, người dùng cũng e ngại không biết có nên nâng cấp hay không vì sợ các dữ liệu hiện tại bị ảnh hưởng. Dưới đây là những lí do bạn nên cân nhắc nâng cấp Android cho máy cũ ngay:
- Nâng cấp giúp ổn định các tính năng của điện thoại, mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
- Cải thiện hiệu suất chụp ảnh và quay video của điện thoại.
- Tăng thời lượng sử dụng pin cho điện thoại.
- Cập nhật các tính năng mới.
- Tự động sửa các lỗi liên quan đến hệ thống của phiên bản cũ.
Tại sao điện thoại của bạn không hỗ trợ nâng cấp Android?
Có thể nói, Android là hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay và thường xuyên có bản nâng cấp để mang đến những tính năng mới và tăng tính bảo mật. Tuy nhiên, không phải điện thoại nào cũng có khả năng hỗ trợ cách nâng cấp Android lên phiên bản mới nhất. Dưới đây là một số lý do khiến điện thoại của bạn có thể không được hỗ trợ nâng cấp Android.
- Thời điểm phát hành: Có thể điện thoại của bạn được ra mắt trước khi phiên bản Android mới được phát hành. Khi Android mới ra mắt, nhà sản xuất sẽ đánh giá thiết bị của họ để xem liệu chúng có thể nâng cấp hay không.
- Thiết bị phần cứng: Chiếc điện thoại của bạn có thể không đủ mạnh để chạy phiên bản Android mới nhất. Bởi các bản cập nhật mới thường sẽ đòi hỏi phải có phần cứng đủ mạnh để hoạt động mượt mà. Nếu thiết bị bị thiếu RAM, bộ nhớ hoặc chip xử lý hiệu quả thì sẽ không thể chạy Android mới.
- Cập nhật phần mềm: Một số nhà sản xuất không tung ra cập nhật phần mềm để hỗ trợ nâng cấp Android cho các thiết bị cũ. Thông thường, họ chỉ tập trung vào bản cập nhật cho các sản phẩm mới để đảm bảo bán được nhiều thiết bị mới nhất.
- Hết hạn hỗ trợ: Điện thoại của bạn có thể đã hết thời gian được nhà sản xuất hỗ trợ. Điều này có nghĩa là không còn cập nhật phần mềm hoặc bảo mật nữa.
Cách nâng cấp Android cho máy cũ và mới đơn giản 2024
Nếu chiếc điện thoại của bạn không còn hỗ trợ việc nâng cấp lên phiên bản Android mới, bạn có thể thử áp dụng theo các cách nâng cấp Android dành cho các thiết bị cũ dưới đây nhé!
Cách nâng cấp Android đơn giản nhất
Đối với những thiết bị không thể nâng cấp Android nữa, bạn có thể nhanh chóng mua một chiếc điện thoại Pixel. Đây là sản phẩm được Google thiết kế, cung cấp và bảo trì. Bạn sẽ luôn được trải nghiệm các phiên bản Android mới nhất mà không gặp phải vấn đề hỗ trợ. Điều này đảm bảo chất lượng và tính bảo mật của thiết bị.
Với Pixel, bạn có thể nâng cấp lên phiên bản mới nhất của Android như các thiết bị khác. Quy trình này áp dụng cho tất cả các bản cập nhật và có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Google cũng cam kết hỗ trợ ít nhất hai năm cho các bản cập nhật chính và ba năm cho các bản cập nhật bảo mật hàng tháng.
Tuy nhiên, giá của một chiếc điện thoại Pixel không rẻ nên không phải người dùng nào cũng có điều kiện đổi ngay. Hiện nay, có nhiều giải pháp khác cho bạn muốn có phiên bản Android mới nhất. Tuy nhiên, bạn cần có kiến thức về công nghệ Custom ROMs.
⇒ Tận hưởng những tính năng mới nhất và tiên tiến nhất trên samsung a.
Cách nâng cấp Android bằng Custom ROMs
Android là hệ điều hành mã nguồn mở, cho phép người dùng sử dụng mã nguồn để tự tùy chỉnh hệ điều hành của mình. Nói cách khác, người Việt thường gọi là ROM tùy chỉnh cho điện thoại thông minh.
ROM tùy chỉnh là phiên bản ROM được xây dựng lại dựa trên mã nguồn Stock Android của Google. Mức độ mượt mà và tính tùy biến phụ thuộc vào các nhà phát triển.
Tìm hiểu thêm: Cách tìm điện thoại Oppo bị mất khi tắt nguồn hiệu quả nhất 2024
ROM tùy chỉnh không được hỗ trợ chính thức, vì vậy yêu cầu nhiều kỹ thuật để cài đặt và quản lý. Bạn có thể tìm hiểu các ROM phổ biến như CyanogenMod, Paranoid, AOKP, PAC-ROM, OmniROM và các ROM khác.
⇒ Đặt mua samsung s23 ultra ngay hôm nay và nhận quà tặng hấp dẫn!
Hướng dẫn cách nâng cấp Android cho các thiết bị không hỗ trợ
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước trong cách nâng cấp Android thông qua việc cài đặt CyanogenMod mà bạn có thể áp dụng thử như:
Bước 1: Cài đặt ứng dụng CyanogenMod Installer Android trên điện thoại và CyanogenMod Installer PC trên máy tính.
Bước 2: Mở CyanogenMod Installer PC trên máy tính và kết nối điện thoại với máy tính thông qua dây cáp.
Bước 3: Sau khi máy tính kiểm tra độ tương thích, hãy nhấn chọn OK để xác nhận. Tiếp theo, CyanogenMod Installer sẽ bắt đầu tải về các dữ liệu cần thiết như các ứng dụng phục hồi, hệ điều hành và các ứng dụng của hệ thống.
Bước 4: Khi các dữ liệu đã được sao lưu thành công trên thẻ nhớ SD, bạn hãy nhấn chọn Install để hoàn tất quá trình.
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách mua eSim Wintel đơn giản tiện lợi nhất
Những điều cần lưu ý khi cập nhật phiên bản mới
Việc thực hiện cách nâng cấp Android sẽ giúp duy trì hiệu suất hoạt động của hệ thống và tính bảo mật trên thiết bị. Tuy nhiên, để quá trình này diễn ra suôn sẻ thì người dùng cần phải chú ý một số điều sau:
- Đảm bảo bạn đã sao lưu các dữ liệu quan trọng như hình ảnh, video, danh bạ, tin nhắn và tài liệu khác trước khi tiến hành cập nhật.
- Kiểm tra dung lượng thiết bị và xóa dữ liệu hoặc ứng dụng nếu cần, đảm bảo máy có đủ không gian trống để cài đặt phiên bản mới.
- Trước khi bắt đầu cập nhật, đảm bảo pin của thiết bị đầy để tránh tình trạng hết pin làm gián đoạn quá trình cập nhật.
- Thiết lập kết nối với mạng Wifi hoặc 4G trước khi tiến hành cập nhật để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ và không bị gián đoạn.
- Kiểm tra tính tương thích của thiết bị với phiên bản mới để tránh các vấn đề không mong muốn xảy ra. Đọc kỹ hướng dẫn cập nhật để hiểu rõ quy trình và đảm bảo thực hiện đúng các bước cập nhật.
- Tránh tắt thiết bị hoặc ngắt kết nối mạng trong quá trình cập nhật để tránh hỏng hóc và phải thực hiện lại quá trình từ đầu.
- Chú ý đến thời gian cập nhật để đảm bảo không sử dụng thiết bị trong quá trình này. Nếu cần, hãy lên kế hoạch cập nhật khi không cần sử dụng thiết bị.
Như vậy, bài viết trên đây đã hướng dẫn bạn cách nâng cấp Android cho máy cũ và mới. Hy vọng sẽ giúp quá trình cải tiến chiếc điện thoại của mình trở nên dễ dàng hơn nhé!
Đọc thêm:
- Hướng dẫn cách chia sẻ Pass WiFi trên iPhone cho Android cực dễ
- Nên mua điện thoại Android nào giá rẻ, sử dụng tốt nhất năm 2024